Các lỗi thường gặp với bàn chải đánh răng điện và cách sửa chữa
Bàn chải đánh răng điện với sự tiện dụng và công hiệu làm sạch răng hiệu quả đã trở thành thiết bị quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, khi sử dụng loại bàn chải đánh răng điện, người dùng thường gặp một vài lỗi có thể xảy ra, bài viết dưới đây Mi Đắk Lắk sẽ chỉ ra những lỗi này và cách khắc phục chúng.
1.Bàn chải không sạc được
Bàn chải bỗng dưng không sạc được hay sạc không vào pin có thể là một lỗi có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Trước khi sạc pin bàn chải, hãy chắc chắn rằng bạn đã sử dụng hết pin và chiếc bàn chải cần nạp lại năng lượng.
Tránh việc sạc pin liên tục khi không cần thiết dẫn đến chai pin và ảnh hưởng đến khả năng sạc của pin. Một vài loại bàn chải đánh răng sẽ có chế độ báo sạc tự động, có thể mất tới 15 phút trước khi đèn xanh bắt đầu nhấp nháy để chỉ báo chế độ sạc.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, một vài loại bàn chải phải tắt bàn chải đánh răng và tắt hẳn pin trước khi đặt bàn chải lên đế sạc thì mới vào pin được.
Bộ sạc bị lỗi cũng là một lý do khác khiến bàn chải đánh răng điện của bạn có thể không sạc được. Hãy thử sạc bàn chải với bộ sạc khác. Nếu nó hoạt động thì có nghĩa là bộ của bạn đã bị hỏng và phải thay mới.
2.Bàn chải nhanh hết pin
Nếu sử dụng được một thời gian khá tương đối và bàn chải của bạn bắt đầu xuất hiện hiện tượng hao hụt pin, pin hết nhanh chóng, đã đến lúc bạn nên kiểm tra pin máy và tiến hành thay thế nếu cần thiết.
Mỗi pin có thời gian phục vụ tối đa. Sau một thời gian, pin sẽ hao mòn và giảm thời gian sử dụng dù bạn đã bảo quản bàn chải tốt đến đáu. Những lúc này đừng bỏ bàn chải đánh răng của mình đi mà đơn giản chỉ cần là thay pin cho bàn chải là được.
3.Đầu bàn chải bị hư
Đầu bàn chải bị mài mòn hoặc bị lỗi cần được thay thế là một trong những vấn đề mà người dùng bàn chải điện thường xuyên phải đối mặt.
Thay thế đầu bàn chải rất dễ dàng, bạn chỉ cần đặt mua đầu bàn chải tương thích với loại bàn chải điện đang sử dụng. Các loại đầu bàn chải này được bày bán trên các cửa hàng phụ kiện bàn chải điện tử trên toàn quốc và cũng có thể đặt mua trên các trang thương mại trực tuyến.
Tùy vào mức độ sử dụng mà nên thay thế đầu bàn chải theo định kỳ, thường thường người dùng nên thay mới 3 tháng một lần.
Trong quá trình sử dụng bàn chải điện tử, người dùng cũng nên vệ sinh đầu bàn chải thường xuyên bằng cách tháo đầu bàn chải khỏi bộ điều khiển bàn chải đánh răng điện, chạy đầu bàn chải dưới nước nóng và khử trùng sau đó cài đặt lại vào đầu chổi.
4.Nút nguồn không hoạt động
Nút nguồn không hoặt động có thể xảy ra khi bộ phận bên bàn chải đánh răng điện bị hỏng. Để xác định chúng bị hư ra sao, tốt nhất người dùng nên đem bàn chải đến trung tâm bảo hành và sữa chữa để kiểm tra.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, cũng lưu ý rằng không nên khởi động nút nguồn khi đầu bàn chải đánh răng chưa được cho vào miệng, tránh trường hợp bọt và nước kem bắn tung tóa ảnh hưởng không tốt đến các bộ phận điện tử của bàn chải như nút nguồn.
Ngoài ra, sử dụng lực vừa phải (không quá mạnh hoặc không quá nhẹ) ở một số model bàn chải điện có tích hợp kèm theo một cảm biến lực để có thể cảnh báo người dùng biết và đồng thời dừng bàn chải lại nếu họ sử dụng lực quá mạnh để đánh răng.
Trên đây là bài viết chỉ ra các lỗi thường gặp với bàn chải đánh răng điện và cách sửa chữa. Mong rằng bài viết Mi Đắk Lắk cung cấp những thông tin hữu ích để sử dụng bàn chải đánh răng điện hiệu quả hơn!
Xem thêm:
Bàn chải điện Xiaomi Mijia T100
Để lại một bình luận